Friday, June 17, 2011

HỒI ỨC VỀ BÁC TỐ HỮU


Biểu tình chống bá quyền Tàu cộng ở Sài Gòn 6/05/2011

You’re my Hero, little sister!
*

***

***
 
 Ouch!
*

***

Phải giết sạch CS thì người dân mới có cơm no áo ấm!

__oOo__


4/11/2011

HỒI ỨC VỀ BÁC TỐ HỮU

T/g: Pham Thi Oanh yen

*

Em cũng có một kỷ niêm đối với bác Tố Hữu trong thời mài đũng quần trên giảng đường Đại học . Thời đấy em có ý định sửa câu thơ của bác từ “ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin ’’ thành “ Tiếng đầu lòng con gọi Lenin
’’ . Chắc bọ Lập và các pác thắc mắc , thằng này láo sao lại giám sửa thơ của bác Tố Hữu .
Em xin thưa : số là vì Lenin đã có công rất lớn trong cái sư học hành của em , ngày nay có chút kiến thức còm , kiếm chút cháo gà qua ngày đoạn tháng , cũng là nhờ công ơn vô cùng zĩ đại của cụ Le . Ngày ấy những năm cuối thập niên 70 , bọn em ngày ngày cắp sách lên giảng đường mà mặt xanh như tàu lá chuối được bón phân ure đầy đủ . Ngồi học mà đủ thứ kiến , kiến vàng , kiến thợ , kiến lực sĩ đua nhau đánh phá cái bao tử teo tóp .

Trong đầu lúc nào cũng tưởng tượng bát cơm trắng nóng với ít tóp mỡ rưới lên trên và ít nước mắm ngon , lời giảng của thầy cô cứ đi từ tai này qua tai kia thẳng một lèo bay ra cửa sổ và đậu trên cành cây trong sân trường . Thời đấy tất cả đều là quốc doanh nào là cửa hàng thịt phụ nữ , cửa hàng chất đốt thanh niên , hợp tác xã xe ba gác … , làm gì có các dịch vụ nhà hàng , khách sạn , café như bây giờ để mà bọn em bán cái sức lao động mà kiếm chút tiền còm phụ gia đình tiền học hành , bồi dưỡng cho cái bộ xương cách trí , nhưng biết suy nghĩ của bọn em .

Ngoài giờ học , bọn em mấy đứa hùn nhau mướn xích lô của một bác lớn tuổi gần xóm trọ , không đủ sức khỏe chạy nguyên ngày nên cho bọn em mướn chạy buổi tối . Một hôm ngồi chờ thằng bạn về giao xe để chạy theo ca như đã thỏa thuận . Đợi mãi chẳng thấy nó về , chắc cu cậu hôm đó zô mánh , gặp mối sộp đi xa nên không về kịp.

Đang đói rã ruột , từ trưa đến giờ chưa có gì vào mồm , định bụng xem có gì mang đi cầm kiếm chút lót dạ thì tình cờ có bà ve chai đi qua . Gọi bà ve chai , gôm mớ sách vở cũ , thanh lý , chợt thấy mấy cuốn sách Lenin toàn tập vứt lăn lóc trong góc phòng nghỉ bụng chơi luôn vì thấy mấy cuốn vở cũ ít quá , chắc chẳng được mấy đồng .

Đến khi cân ký bà ve chai phân ra làm hai loại . Mấy cuốn Lenin , xé bìa ( bìa rất dày , bọc hình như bằng vải màu xanh , rồi bên ngoài còn một lớp giấy cán nylon trắng , nếu như em nhớ không nhầm ) cân riêng . Đến lúc nhận tiền , cứ tưởng bà cụ nhầm , hỏi đi , hỏi lại , ban đầu tưởng em chê rẻ , sau hiểu em sợ bà lầm , bà mới giải thích .

Vì giấy này tốt nên bán cho các lò làm pháo được giá . Thế là từ đó trong em bỗng sáng dạ . Vì thời ấy bộ sách Lenin toàn tập , nếu em nhớ không nhầm thì trọn bộ có cả thẩy 54 cuốn là hàng viện trợ hay trao đổi văn hóa gì đó với Liên xô . Chỉ bán cho Sv , và các pác nghiên cứu với ní nuận , giá trọn bộ đâu 17 hay 18 đồng .

Bọn em chỉ khi nào có giờ chính trị thầy hướng dẫn bảo xem cuốn nào thì mới mua cuốn đấy thôi , dại sao mua hết . Tiền bỏ vào mồm còn chưa có lấy đâu ra mua thứ tào lao . Nhưng hôm đó sau khi nhận tiền của bà cụ ve chai xong , nhẫm tính em muốn nhẩy cẩng lên mà la EUKERA . Tính ra lời quá mới có ba cuốn sau khi xé bìa mà được những 3 đồng .

Thế là ngày hôm sau ăn mặc nghiêm chỉnh lên gặp thầy trưởng khoa xin cái giấy giới thiệu ra hiệu sách quốc văn ( trước là nhà sách Khai Trí ) mua trọn bộ , và đi thẳng một lèo tới vựa ve chai tức thời thanh lý , đâu được gần 60 đồng . Thời đó em nhớ không nhầm thiếu úy ca mới ra trường lương có 49 đồng thì phải .
Vài ba ngày lại lý do lý trấu xin thầy cái giấy giới thiệu , không trực tiếp thì bảo bọn bạn xin , được cái bọn chúng cũng chẳng để ý . Sau quyen mặt mấy cô bán sách , mà sách này chẵng có ma nào đọc , chưng đầy trên kệ , có người mua các cô mừng ra mặt vì cửa hàng có doanh số . Mãi về sau có thằng bạn thân để ý vặn vẹo mãi , đành phải xì ra , nhưng dặn nó phải bí mật .

Không biết cu cậu có giữ bí mật không mà sau đó có mấy tên cứ nhìn em cười mĩm chi cọp , và sách càng ngày càng hiếm , lắm lúc phải chạy xuống tận Phú Nhuận mới mua được . Càng về sau có lúc em phải chạy vào Q5 , xuống củ chi .

Và một hôm từ vựa ve chai đi ra , tình cờ gặp thầy chủ nhiêm khoa đang gồng mình chở một bao to đùng , ngoài đầu hẽm đi vào. Em sụp nón biến thật nhanh thầm nghĩ , bỏ mẹ bị lộ rùi , và phập phồng chờ ngày thầy gọi lên để nạo . Nhưng bẳng đi một thời gian không thấy động tĩnh gì , cho tới một hôm tình cờ uống bia hơi kèm mồi ở bên hông câu lạc bộ lao động phía bên đường Huyền Trân Công chúa gặp thầy , định chuồn , bị thầy gọi lại . Bụng đánh lô tô , thầm nghĩ bỏ mẹ , phen này chắc khó thoát .

Nhưng thầy chỉ cười mĩm chi cọp và mời ngồi uống chung , và hỏi sao dạo này Lenin tàn tật tới đâu rùi ( vì phải xé gáy sách trước khi cân ký mà lị ) em mới thú thật dạ lâu lâu em đói quá mới làm bậy (sạo quá) . Thầy bảo không sao , nhưng tại sao chú mày biết cái vụ này mà không bảo cho thầy biết sớm , dạo này sách hiếm quá,hú hồn . Em mới chuộc lỗi , mách thầy xuống mấy quận xa xa , hoặc không chơi bạo , xuống hẳn mấy tỉnh mua còn đầy .

Mang mấy cân gạo đi qua trạm bị bắt , tịch thu , chứ thấy mấy cuốn sách này bọn ca , thuế vụ sợ mất vía , sợ đụng phải mấy bố cán cuốc cấp cao thì bỏ mẹ . Thế là mấy năm đại học của em trôi qua êm ả và cũng không làm phiền gia đình nhiều . Cho tới lúc có chỉ thị cấm pháo thì lenin tàn tật cũng biến mất trên các kệ sách của các cửa hàng sách .

Do đó em rất mang ơn cụ Lenin . Hai đứa con giai em lúc bập bẹ tập nói em cứ cố dậy nó phát âm từ lê , lê , nin nin , nhưng hai thằng cu cứ ba , ba , bà , bà , má , má . Nhất quyết không chịu lê lê , nin nin , tức ói máu , hai thằng ranh con này cứng đầu vô ơn quá .

Nhưng rồi thời gian trôi đi , suốt ngày lo chiến đấu với mấy thằng giặc EVN , TKV ,PNVT , PETRO em quên mất nổi buồn với hai thằng quí tử , không chịu lê lê với nin nin làm em mang tiếng với cụ LE NIN quá , thôi dưới suối vàng nếu gặp bác Hồ với bác Tôn xin cụ đừng mách lại nhá . Hôm nay tình cờ đọc bài của bọ
Lập , thôi thì em cũng xin mạn phép xin bọ Lập được phép giải bầy để cụ Lenin bớt giận . Em xin phép bọ

T/g: Pham Thi Oanh Yen

***

No comments:

Post a Comment