Việt-Ngữ

***
Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn

 

***


***

 

Sách giáo khoa dạy tiếng Việt miễn phí


Nhờ quý vị giúp phổ biến tới các trường Việt Ngữ hoặc các phụ huynh ở địa phương mình đang sinh sống có nhu cầu dạy tiếng Việt cho các em.


Nhằm đối phó với chương trình "xuất khẩu" dạy tiếng Việt của CSVN vào cộng đồng người Việt ở hải ngoại, bộ sách Việt Ngữ được biên soạn phù hợp với khả năng và nhu cầu của các em sinh trưởng hoặc lớn lên ở hải ngoại, những em chỉ sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, bộ sách còn nhằm mục đích tạo ra sự thích thú cho các em trong việc học tiếng Việt với mong mỏi giữ gìn văn hóa Việt để khỏi bị mai một.
Tên của bộ sách là Tiếng Việt Thực Hành.


Bộ sách gồm có 6 cuốn: từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 5. Bên trong mỗi cuốn sách gồm có:
1- Cờ và Quốc Ca VN
2- Lời mở đầu
3- Hướng dẫn sử dụng
4- Nội dung sách
5- Bản đồ VN
Các trường có thể tự design bìa cho phù hợp với từng trường. Có thể cho tên trường hoặc cộng đoàn nơi các em học Tiếng Việt vào.


Bộ sách này do thầy Trần Văn Minh - thuộc Liên trường Việt Ngữ Công giáo, GP Orange County - bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào, biên soạn rất công phu, tỉ mỉ. Hiện tại thầy Trần Văn Minh,  đã tài trợ chi phí in ấn 50 bộ, từ Mẫu Giáo đến Lớp 3 (đã gửi đi các trường trong và ngoài Cali khoảng 20 bộ). Các quyển sách này sẽ được ưu tiên tặng cho các trường Việt Ngữ mỗi trường 1 bộ. Sau khi 50 bộ đã được phân phát thì các trường tự in cho các em.


Các trường Việt Ngữ xài bộ sách này được sử dụng bản quyền, có thể in tên trường của mình vào bìa sách (Phật giáo, Công giáo, các hội đoàn...). Hiện có 2 version, một cho các trường Công giáo, một cho các trường không phải Công giáo.


Kính mời quý vị vào đây download. Các trường không phải Công Giáo thì download các files từ Mẫu Giáo đến lớp 5 có đuôi-KCG, riêng các files khác như "Lời mở đầu", "Hướng dẫn sử dụng"...đều như nhau. Các files còn lại dành cho các trường Công Giáo :

Xin Bấm vào đây để download các sách giáo khoa dạy việt ngữ

Nhờ quý vị giúp liên lạc với các trường nơi mình sinh sống, hoặc các trường Việt Ngữ khác trong và ngoài nước Mỹ để giúp phổ biến bộ sách đến các em kịp năm học mới.

Xin chân thành cám ơn.

Ngọc Thu


http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/1442-1442


***


Bộ sách học tiếng Việt từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 5.
Download
 
(GHI CHÚ: Để lấy về mỗi phần dưới đây, bạn nên để mouse ngay phần đó, xong bấm nút phải của mouse, xong lựa "Save Link As ..." hay "Save Target As ..." để lấy về harddisk của bạn)

(download)

2- Lời mở đầu (download)
3- Hướng dẫn sử dụng (download)
4- Nội dung sách 



1- Cờ và Quốc Ca VN
   - Mẫu giáo  (download)
   - Lớp 1 - CG  (download)
   - Lớp 2 - CG (download)
   - Lớp 3 - CG (download)
   - Lớp 4 - CG (download)
   - Lớp 5 - CG  (download)
   - Mẫu giáo - KCG (download)
   - Lớp 1 - KCG (download)
   - Lớp 2 - KCG (download)
   - Lớp 3 - KCG (download)
   - Lớp 4 - KCG (download)
   - Lớp 5 - KCG (download)



Sách Giáo Khoa Tài Liệu Trung Tâm Văn LangTừ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12.


Tựa sách (ấn bản hiện tại: v7)Các ấn bản cũ
1. Sách giáo khoa cấp 1 (1936Kb)    1_v5
2. Sách giáo khoa cấp 2 (1510Kb)    2_v5
3. Sách giáo khoa cấp 3 (1193Kb)    3_v5
4. Sách giáo khoa cấp 4 (1229Kb)    4_v5
5. Sách giáo khoa cấp 5 (1199Kb)    5_v5
6. Sách giáo khoa cấp 6 (1200Kb)    6_v5
7. Sách giáo khoa cấp 7 (1174Kb)    7_v5
8. Sách giáo khoa cấp 8 (1127Kb)    8_v5
9. Sách giáo khoa cấp 9 (1056Kb)    9_v5
10. Sách giáo khoa cấp 10 (971Kb)    10_v5
11. Sách giáo khoa cấp 11 (1912Kb)    11_v5
12. Sách giáo khoa cấp 12 (2529Kb)    12_v5


Nguồn: vanlangsj.org

_oOo_


Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam  _Cao Chánh Cương


Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.


Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.


Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...


Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.


Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.


A. LUẬT BẰNG TRẮC


Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.


1. Luật lập láy


Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...


2. Luật trắc


Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).


Thí dụ:


Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...


3. Luật bằng


Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).


Thí dụ:


Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...


B. CHỮ HÁN VIỆT


Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.


Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:


Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.


Thí dụ:


Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.


Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.


Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...


Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:


"Dân Là Vận Mệnh Nước"


để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.


C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC


1. Trạng từ (adverb)


Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.


Thí dụ:


Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.


2. Tên họ cá nhân và quốc gia


Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.


Thí dụ:


Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.


Nước Mỹ, A phú Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.


3. Thừa trừ


Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.


Thí dụ:


Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.


Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.


D. KẾT LUẬN


Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.


Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.


http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/1941-1941




_oOo_


Nỗi buồn tiếng Việt của người dân trong nước

Biên khảo của Chu Dau


Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.


Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày.

Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.


Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.


Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.


Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:


1. "Buổi đêm". 'Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ. Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.


2. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính tri. Nói : 'Phải dùng cát để cải tạo đất', khác với 'Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!


3. "Cảm giác". 'Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.


4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.


5. "Chất lượng": Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.


6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference). Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...


7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cưới', 'chúng tôi cưới' đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.


8. " Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!


9. " Đăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: 'Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...'. Tại sao không dùng "ghi danh", "ghi tên"? " Đăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ "đăng ký" để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!


10. " Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gì?" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".


11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ' Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy; Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ; Em X giải phóng (thả) con chó !! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: 'phong trào giải phóng phụ nữ; Công cuộc giải phóng nô lệ.'


12. "Hiển thị" 'Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...' (appear on screen). Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".


13. "Hùng hiểm" ' Địa thế nổi đó rất hùng hiểm...' hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).


14. "Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa, nghe vừa nặng nề, vừa sai. "Có khả năng": Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: 'Hôm nay thời tiết có khả năng mưa, chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?). Thí dụ này khó chấp nhận: 'Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp'. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: 'Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê'. 'Địch có khả năng bị tiêu diệt..' v.v...


15. "Khả thi" = fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. "Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được" hay "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi được".


16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Đáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.


17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: 'Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc'. Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.


18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên. Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ: Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?


19. "Làm rõ" 'Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này. Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v...


20. "Liên hệ": Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên "hệ dịch" sang tiếng Anh là 'to relate to", chứ không phải là 'to communicate to".


21. "Ngài": 'Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco. Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam, không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa. Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:


The Honorable ..W. Brown


Mayor of San Francisco


Hình thức chào hỏi:


Sir:


Dear Mayor Brown


Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai.


Qua sách báo từ sau 1954, miền Bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài.


Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...


22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ 'nghệ nhân' cao hơn chữ 'nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ 'nghệ nhân' là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.


23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: 'Anh X quản lý một xí nghiệp' thì được, nhưng câu sau 'nhái lại khôi hài 'Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...'. "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.


24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?


25. "Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cô).


26. "Tai tệ nạn". 'Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này, tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ


27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: 'Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....' Tại sao không nói: 'Trong gia đình đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...'. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: 'Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ..'


28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi, 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.


29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam. Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng củ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:


"Tháng chạp là tiết trồng khoai


Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"


Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?


30. "Thống nhất". 'Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X .' Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với.


31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?


32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...' tương đương = thích hợp (equal = appropriated). Cách ghép nối gượng gao.


33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về, thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về.


34. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác 'ông đưa cái giò, bà thò chai rượu. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: 'Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch'. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: 'Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam...'. Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to, chỉ là exchange thôi.


35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói: 'Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó là đủ và giản dị rồi.


36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao .. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : 'Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu ' Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)


37. "Trúng tuyển" (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).


38. "Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác miền Nam, người miền Bắc dùng chữ 'tư liệu trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu', mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.


39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: 'Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng'. Nên nói: 'Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng' mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: 'Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi.


40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tế. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa. Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với 'lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa" đã quen dùng trước đây.


41. "Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói "xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?


42. Còn hai từ nữa bị người dân miền Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại". Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.


43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'?


Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:


a Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu là gì luôn.

e Software dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối.

i VCR dịch là 'đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!


Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một ... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao ?


Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!


Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!


_oOo_








_oOo_



”Tình Bắc Duyên Nam” trong tiếng Việt!
Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi


Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh

Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ


Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắt Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre


Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bải, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng


Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc kêu Quá dại, Nam bảo Ngu ghê


Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh


Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ Vồ, Nam ưng là Chụp


Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói


Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn


Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú


Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp


Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc


Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo


Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phộng


Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»


Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi tắm, Nam xách thùng thì Bắc bê xô


Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”


Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu… :-)

***


_oOo_

Sau khi đưa lên weblog bài viết Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt, tôi đã nhận được khích lệ của một độc giả và yêu cầu viết thêm về cách chấm câu. Đáp lại thịnh tình đó, tôi xin đưa ra Quy Tắc Chấm Câu trong văn chương Hoa Kỳ để chúng ta cùng nghiên cứu, ứng dụng.

Quy tắc chấm câu có nghĩa là cách xử dụng các dấu: Chấm (.), Dấu Hỏi (?), Dấu Than/Cảm Thán (!), Dấu Phẩy/Phết (,), Gạch Nối (-), Hai Chấm (:), Dấu Trích Dẫn/Ngoặc Kép (“…”) và Ngọăc Đơn (‘…’) sao cho đúng nơi, đúng chỗ không ngoài mục đích làm đoạn văn hay câu văn sáng tỏ cũng như diễn đạt được tính hiện thực của nó.

Dấu Chấm

1. Dấu chấm được đặt ở cuối câu để cho biết câu văn đến đây là chấm dứt. Ví dụ: Buổi họp đã kết thúc với kết quả tốt đẹp.

2. Câu ra lệnh (Mệnh Lệnh Cách). Ví dụ: Tìm cho mẹ cái chổi.

3. Những chữ viết tắt đã quen thuộc và được chấp nhận. Ví dụ: chữ Ông, Giáo Sư, Bác Sĩ v.v… nếu viết tắt thì phải có dấu chấm: Ô. Nguyễn Văn Vĩnh, GS. Hoàng Xuân Hãn (Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn), BS. Phạm Biểu Tâm (Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm).

4. Còn những danh từ khác chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc viết tắt thành LHQ và Việt Nam viết tắt thành VN thì người Việt ít khi để dấu chấm.

5. Dùng dấu chấm bên cạnh những chữ như A, B, C…để phân đoạn. Ví dụ:

A. Mở Đầu
B. Thân Bài
C. Kết Luận

Hoặc:

1. Mở Đầu
2. Thân Bài
3. Kết Luận

Dấu Hỏi

Dùng trong câu nghi vấn/câu hỏi. Ví dụ: Ông là ai? Bà làm gì đó?

Nếu không phải là câu hỏi thì không dùng dấu (?). Chẳng hạn như: Tôi thắc mắc không biết ông ta có đến hay không. Đây không phải là câu hỏi cho nên không có dấu (?) Nó khác với câu hỏi sau đây: Này bà, ông ta có đến hay không?

Dấu Than/Cảm Thán

1. Dùng để diễn tả một cảm giác mạnh. Ví dụ:

Tôi điên mất rồi!
Đúng là một gã khùng!
Ối làng nước ơi!

2. Câu ra lệnh nhưng không phải ra lệnh bình thường mà là một cảm xúc mạnh. Ví dụ:

Coi chừng!
Nhanh lên!

3. Một nhóm chữ để diễn tả một cảm xúc mạnh. Ví dụ:

Ồ! Đẹp quá!
Úi cha! Đau quá!
Trời! Khốn khổ cái thân tôi!

Dấu Phẩy/Phết

Dấu phẩy/phết rất quan trọng trong văn tự. Một đoạn văn mà dấu phẩy/phết đặt khác chỗ hoặc không có dấu phấy/phết ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vào thập niên1950, tại Miền Nam báo chí và một số nhà văn đã đưa một câu Kiều để bàn luận vui chơi về dấu phẩy/phết. Xin quý vị đọc câu Kiều sau đây, một câu có dấu (,) một câu không có dấu (,), ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Câu thơ đó như sau:

Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.

Ý của câu thơ này là: Trong lúc kinh hoảng nàng không biết phải làm gì, hành động như thế nào.

Thất kinh, nàng chửa, biết là làm sao. (có thêm hai dấu phẩy)

Ý của câu thơ này có thể hiểu là: Thật kinh hoàng, nàng có chửa (có thai) và không biết phải làm gì đây.

Trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (,) được dùng trong những trường hợp sau đây:

1. Khi tên một người đứng đầu câu hay cuối câu. Ví dụ:

Anh Tư, anh uống gì?
Tôi nghĩ rằng anh giỏi hơn Sơn, anh Tư à.

2. Khi muốn nói thêm chi tiết về một nhân vật nào đó. Ví dụ:

Như Loan, cô giáo của chúng tôi, là người thật dịu dàng.

3. Giữa hai địa danh. Ví dụ:

Thanh Trì, Hà Nội nổi tiếng về bánh cuốn.
Gò Vấp, Gia Định nổi tiếng về nem chua.
Sài Gòn, Huế, Hà Nội là ba thành phố tiêu biểu của đất nước.
Quê tôi ở Khúc Thủy, Hà Đông.

4. Phần cuối cùng của ngày, tháng. Ví dụ:

Ngày 15 Tháng Ba, 2010
Tiệc cưới được tổ chức vào Thứ Bảy, 18 Tháng Tám, 2001

5. Ngay đầu và cuối câu trích dẫn. Ví dụ:

Mẹ nói, “Hôm nay là ngày giỗ ông nội, các con phải ở nhà.”
“Một trong những người ở trong căn phòng này,” viên thám tử nói, “chính là thủ phạm.”

6. Nếu có một loạt những danh từ thì phải có dấu (,) để phân biệt. Ví dụ:

Mẹ đi chợ mua bánh chuối, nước dừa xiêm, bánh phở và rau húng quế.

Nhưng nếu câu văn trên không có dấu (,) thì người đọc có thể hiểu như sau:

Mẹ đi chợ mua bánh, chuối, nước, dừa xiêm, bánh, phở và rau húng quế.

7. Sau một loạt tĩnh từ (adjective) thì phải có dấu (,) để phân biệt. Ví dụ:

Chàng là một thanh niên hào hoa, đẹp trai, lịch sự và duyên dáng.

8. Sau các câu mở đầu đối thoại như: đúng, đúng vậy, à, đúng rồi, không v.v… Ví dụ:

Đúng, chúng ta đang thành công.
Không, câu chuyện không phải vậy.
À, thì ra câu chuyện diễn tiến như thế.
Đúng rồi, tôi đã nhớ ra rồi.

9. Trước chữ “nhưng”, “nhưng mà”. Ví dụ:

Chúng ta thành công, nhưng chưa trọn vẹn.
Cô ta tuy đẹp, nhưng ăn nói không lịch sự.

Sau cùng, dấu (,) giúp người đọc theo dõi sự mạch lạc của ý tưởng. Thiếu dấu (,) hoặc không có dấu (,) khiến người đọc bối rối. Nếu là xướng ngôn viên, hoặc người đọc truyện, sẽ hụt hơi, không biết ngắt câu hoặc diễn tả như thế nào. Cách xử dụng đúng dấu (,) cho biết trình độ viết văn của người viết.

Gạch Nối

1. Khi phiên dịch các từ ngoại quốc như Anh, Pháp sang tiếng Việt thì nên dùng gạch nối để cho thấy đó là một chữ/từ chứ không phải hai chữ/từ kép. Ví dụ: cà-phê, ny-lông, cạc-tông, cao-su, bù-loong v.v…

2. Khi xuống hàng mà hết chỗ, phải dùng gạch nối để cho thấy chữ ở dòng sau là một phần của chữ ở hàng trên.

3. Một đôi khi dấu (,) không đủ mạnh để tách biệt hai sự kiện, hai ý tưởng, người viết xử dụng gạch nối (-) để phân biệt. Đọc các bản tin trên các báo hoặc của các phóng viên chuyên nghiệp như AP, UPI chúng ta sẽ thấy.

Hai Chấm

1. Văn chương Việt Nam dùng (:) rồi xuống hàng để trình bày một câu đối thoại, sau một đề mục hoặc sau hai chữ “ví dụ”. Còn trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (:) được dùng trong những trường hợp sau đây:

- Sau đề mục có dấu (:) để dưới đó trình bày từng chi tiết.

- Giữa giờ và phút. Ví dụ: 8:30 sáng, 7:45 tối

2. Trong lời chào hỏi của loại thư giao dịch hoặc gửi cho các cơ quan. Ví dụ:

Kính thưa thủ tướng:
Thưa ngài:
Kính thưa giáo sư:
Thưa ông giám đốc:

3. Còn thư thân mật gửi bạn bè, gia đình thì dùng dấu (,). Ví dụ:

Anh Tư thân mến,
Thưa chị Ba,

4. Và phần chào hỏi kết thúc bức thư:

Trân trọng kính chào,
Chúc anh chị và các cháu vui vẻ,
Kính thư,

Chấm phẩy/chấm phết

Dùng để nối kết hai mệnh đề mà không cần dùng những chữ như “và”, “nhưng”, “hoặc”. Ví dụ:

Tòa tuyên án xong; mọi nguời âm thầm rời phòng xử.
Nhạc trưởng đưa tay lên; dàn nhạc bắt đầu.
Thầy bước vào; cả lớp im phăng phắc.
Thành công đó; thất bại cũng đó.

Theo nhận xét riêng của tôi, hình như càng ngày người ta càng ít dùng dấu (;)

Dấu trích dẫn

1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các truyện. Ví dụ:

Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Thằng bé nhõng nhẽo, “Mẹ cho con ăn cà-rem đi.”

Tuy nhiên, nếu trong câu trích dẫn lại có một lời trích dẫn của người khác thì dùng ngoặc đơn.Ví dụ: Bài tường thuật của một phóng viên:

Trong cuộc họp báo, bà bộ trưởng nói như sau, “Tôi nghe đích thân thủ tướng chỉ thị ‘phải giải quyết mau lẹ nhu cầu của người dân,’” rồi bà tuyên bố tiếp, “chúng tôi sẽ nghiêm chính thi hành.”

2. Dùng ngoặc kép cho tựa đề của truyện, bài thơ, bản báo cáo, phúc trình, tựa đề và chương mục của cuốn sách. Ví dụ:

Bản nhạc “Cầu Sông Kwai” đã làm cuốn phim trở nên sống động.
Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã làm say mê bao thanh niên, thiếu nữ Hà Thành lúc bấy giờ.
Bản phúc trình “Nạn Buôn Bán Nô Lệ Tình Dục” của LHQ đã làm xúc động lương tâm nhân loại.
“Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của Nguyễn Du ảnh hưởng bởi giáo lý Từ Bi của Đạo Phật.
Bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư dù nói về tình yêu, nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát.



Tài liệu tham khảo: McDougal, Littell LITERATURE

Bài được đăng Thứ Bảy, 21 Tháng Tám 2010 trong mục Biên khảo.

Nhận xét về “Cách Chấm Câu”
Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt - Truong Trung Hoc Tinh Hat Thuan An:
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 9:31 Sáng
[...] Cách Chấm Câu [...]

Phan Vũ:
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 11:46 Sáng
Có vài lỗi:
Thứ nhất: dấu phảy (,) trước (không phải là sau) các (coordination conjonctions) và. nhưng, nhưng mà…tuy nhiến…
Thứ hai: Tiêu đề sách hoặc là trong ngoặc kép hoặ là viết nghiêng, ví dụ: “The Sun Rises in the West” by Phan Vũ hay là The Sun Rises in the West viết Italic. Viết nghiêng và trong ngoặc kép là sai.
Mời ông xem lại.

Mai Đạt:
Thứ Ba, 24 Tháng Tám 2010 lúc 8:37 Sáng
Chào chú,
Cảm ơn chú đã làm trang web này, nhờ nó cháu học hỏi được rất nhiều. Nếu có thể được xin chú cho thêm vào mục “cách chấm câu” cách đặt các dấu trong câu văn, thí dụ dấu phẩy (,) dấu nặng (.) hay các dấu khác. Cháu thấy mọi người đặt lung tung quá. Thí dụ:
Nguyễn Trãi có viết : “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn , lấy chí nhân mà thay cường bạo “. (chưa đúng)
Nguyễn Trãi có viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. (hoàn chỉnh)
Các dấu (:), (,)… phải đặt sát vào cuối câu rồi chừa một khoảng cách (space)
Chân thành cảm ơn chú, chúc gia đình chú luôn mạnh khỏe, và nhiều may mắn.

Chào chú,
Mai Đạt

Nghiệp Trần:
Thứ Hai, 30 Tháng Tám 2010 lúc 12:49 Sáng
Nếu căn cứ vào cách viết hoa trong văn chương Mỹ vê Chúc vụ
Với thí dụ trong bài viết này ở phần :
Dấu trích dẫn

1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các truyện. Ví dụ:

Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”

Xin giải thích vì sao các chữ ” thủ tướng ” và ” hiệu trưởng ” không viết hoa ?

daovanbinh:
Thứ Ba, 31 Tháng Tám 2010 lúc 8:43 Chiều
Thưa bạn Nghiệp Trần,

Trong hai ví dụ:

Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”

Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”

Hai danh từ kép “thủ tướng” và “hiệu trưởng” nói ở trên là hai nhân vật. Vì không có tên đi kèm cho nên không viết hoa. Nếu có tên đi kèm thì phải viết hoa. Ví dụ: Thủ Tướng Churchill tuyên bố…hoặc Ô. Hiệu Trưởng Nguyễn Văn A cho biết…

Nhưng cũng hai danh từ trên, khi minh định tước hiệu thì phải viết hoa. Ví dụ:

1. Bộ Giáo Dục đã quyết định, tất cả Hiệu Trưởng các trường trung học đều được tăng phụ cấp chức vụ.

2. Tại Anh Quốc, Thủ Tướng điều hành toàn bộ nền hành chánh quốc gia, Thủ Tướng điều trần trước Quốc Hội về những vấn đề của đất nước và Thủ Tướng lãnh đạo chính sách ngoại giao.

3. Trong một bức thư (gửi cho Thủ Tướng Churchill chẳng hạn)…thì mọi chữ “thủ tướng” trong thư đều phải viết hoa. Ví dụ: “Chúng tôi kính mong Thủ Tướng lưu tâm tới thỉnh nguyện này. Kính chúc Thủ Tướng và Phu Nhân nhiều điều tốt lành. Trân trọng,”

Cám ơn bạn đã có ý kiến để làm sáng tỏ thêm về Quy Tắc Viết Hoa, cần phải được đa số chấp nhận và sau một thời gian dài mới trở thành tập quán.

Đào Văn Bình


_oOo_
Những chữ thường thấy trong “xã…nghĩa” VC, nghe không lọt lổ tai chút nào!

(Nghe lời thầy! Con hãy cố gắng tránh, đừng dùng chữ của VC nghe không!)

By hoangkybactien

Những chữ thường thấy trong “xã…nghĩa” VC nghe không lọt lổ tai chút nào: 

Lời hát, lời nhạc = VC gọi là “ca từ”

(Ca sĩ) hát, trình bày = VC gọi là (ca sĩ) “thể hiện”

Sổ thông hành = passport = VC gọi là “hộ chiếu”

Sổ gia đình = VC gọi là “hộ khẩu”

Mọi mặt, mọi khía cạnh (của vấn đề) = VC gọi là “toàn diện” (nguyên cả mặt đó)

Thờ ơ, lạnh nhạt = VC gọi là “vô cảm” (chưa bị tê liệt, hôn mê mà gọi là vô cảm!)

Quá hay, quá khéo, quá tuyệt vời = VC gọi là “những bước đột phá” (như gài lựu đạn giết dân vậy!)

Vụ này, vụ kia, việc này, việc kia = VC gom lại gọi là “vụ việc” !!!

Ray rức, bồi hồi, uất ức, bực bội = VC gọi là “bức xúc” (dễ bị “bức cốc”!)

Phát giác, khám phá, phát minh = VC gom hết lại gọi là “phát hiện”

Tiếp xúc, liên lạc = VC gọi là “liên hệ”

Tin tức (news) = VC gọi là “thông tin” (to inform)

Nhu liệu (software)= VC gọi là “phần mềm” (chỗ nào lại chả mềm)

Cương liệu (hardware) = VC gọi là “phần cứng”

Giải trí, giải lao, giải khát, nghỉ xả hơi = VC gom hết lại gọi là “thư giãn”

Ghi tên = VC gọi là “đăng nhập”

Không nhỏ, không tầm thường = VC gọi là “có tầm cở” !!!

Tìm kiếm, lục lọi, truy tìm (trên inernet) = VC gọi là “truy cập”

Giảng giải ra, nói rộng ra, nói rõ ra = VC gọi là “triển-khai nắm bắt”

Tiến hành (việc gì đó) = VC gọi là “triển khai”

Ăn uống hay làm việc đúng cách, đúng phương pháp = VC gọi là “chế độ ăn uống”, “chế độ làm việc”

Có giọng hát hay, truyền cảm, ấm,… = VC gọi là “Có chất giọng”

Chỗ, nơi (làm việc) = VC gọi là “cơ quan”

Điều hành, trông coi,… = VC gọi là “quản lý”

Giải quyết (vấn đề)  = VC gọi là “xử lý”

Thẩm vấn, hỏi cung = VC gọi là “làm việc” (đểu thật!)

Cưỡng ép người ta đi hỏi cung = VC gọi là “mời lên làm việc” (khốn nạn thật!)

Cao học (master degrees) = VC gọi là “thạc sĩ”

Dân biểu, Dân cử (thay mặt cho Dân) = VC gọi là “đại biểu”

Chính quyền, chính phủ = VC gọi là “nhà nước” (nhà làm bằng nước !???)

Hiểu rõ, hiểu tường tận = VC gọi là “thông suốt” (như cống rãng được thông suốt!)

Đồng ý với nhau = VC gọi là “đồng thuận”

Cùng chung (ý hướng, công việc,…) = VC gọi là “đồng hành”

(Cơ quan, văn phòng, viên chức) có trách nhiệm, có bổn phận = VC gọi là “cơ quan chức năng”,

(Vật hay việc như software) có khả năng, có vai trò, có nhiệm vụ = VC gọi là “phần mềm có chức năng”

Ngoại tệ (tiền từ nước ngoài) = VC gọi là “kiều hối”

Hải cảng, Phi cảng, cửa biên giới = VC gom lại gọi là “cửa khẩu” (cửa miệng, cửa mình!)

(Mọi người) cùng đồng ý = VC gọi là (mọi người) “nhất trí” (one mind!???)

Vui lên, mừng lên = VC gọi là “hồ hởi phấn khởi”

Kích thích để hoạt động trở lại = VC gọi cụt lủn là “kích hoạt”

Coi lại, xem xét lại (chuyện gì hay một vấn đề) = Việt cộng gọi là “đánh giá lại “.

Thủy Quân Lục Chiến = VC gọi là “lính thủy đánh bộ”

Hàng Không Mẫu Hạm = VC gọi là “tàu sân bay”

Trực Thăng = VC gọi là “máy bay lên thẳng”

(will continue)

No comments:

Post a Comment